Nước phúc bồn tử có hiệu quả như thế nào trong việc giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông? Thật sự quả phúc bồn tử (quả mâm xôi) có khả năng tăng cường năng lực tình dục và khả năng sinh sản của vợ chồng nhờ các dưỡng chất phong phú. Cùng Đắc Nguyên tìm hiểu nhé!
Phúc bồn tử hay mâm xôi còn có nhiều tên gọi ở mỗi vùng miền khác nhau như là đùm đũm, đũm hương, dâu rừng,… Ở dạng cây bụi mọc thẳng hoặc là bụi tròn. Loài cây quả mọng này phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, cận và nhiệt đới. Trên thế giới được tính có khoảng hơn 400 loài, riêng Việt Nam có 50 loài mọc hoang rộng rãi ở khắp các tỉnh tại các vùng núi thấp, trung du và ở vùng đồng bằng. Quả, cành và lá, rễ cây đều được nghiên cứu để dùng chế biến các bài thuốc trong dân gian.
MỤC LỤC
1. Công dụng đa năng của nước quả phúc bồn tử
Theo y dược cổ truyền, phúc bồn tử vị ngọt chua, tính bình, có công dụng tốt cho can thận, cố tinh, minh mục, sáp niệu, trợ dương,… thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, người bị lao lực, mắt mờ. Một số các phương thuốc dùng chữa bệnh hiệu quả cũng đã được các y thư cổ ghi lại. Lưu tâm nhất là ở nam giới, thận hư tinh khô, liệt dương và ở nữ giới muộn con đều có thể sử dụng hiệu quả.

Thành phần trong quả phúc bồn tử gồm có các axit hữu cơ, rất giàu vitamin C, vitamin E, đường, pectin, folate, Mg, Zn… Vì vậy mà tác dụng dược lý của quả này khá phong phú, một số tác dụng thường được nhắc đến như là giúp kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong việc ngăn ngừa béo phì, phòng chống xơ vữa động mạch, hoặc là phát huy hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau thắt ngực (do thiểu năng động mạch vành tim), bảo vệ tế bào gan, ổn định đường huyết hoặc là hỗ trợ chống oxy hóa, quá trình lão hóa…
Đối với khả năng tình dục và sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, phúc bồn tử giúp ích khá nhiều cho việc này, đó là nhờ lượng vitamin C, vitamin E, folate, Mg, Zn và đặc biệt là testosteron (là chất có tác dụng tương tự hormone sinh dục nam), thông qua việc kích thích các tế bào Leydig của tinh hoàn.
XEM NGAY NHỮNG SẢN PHẨM PHÚC BỒN TỬ BÁN CHẠY NHẤT TẠI ĐẮC NGUYÊN
!
2. Cách dùng nước quả phúc bồn tử chữa bệnh
Phúc bồn tử có thể được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau là tùy vào điều kiện của người sử dụng.
Dùng quả phúc bồn tử tươi : Có thể dùng khi quả còn tươi rửa sạch, người dân thường có thể dùng như loại trái cây tráng miệng, giải khát (vì là thuộc loại quả mọng nên có nhiều nước) ngay khi vừa thu hoạch ngoài vườn, hoặc có thể dùng để chế biến làm kem, nhân mứt bánh, hay là pha chế nước trái cây, ngâm rượu phúc bồn tử giúp giải nhiệt.

Dùng quả phúc bồn tươi khô: Còn ở dạng khô, mâm xôi thường được dùng phổ biến dưới dạng các bài thuốc trong y học cổ truyền, một số bài phổ biến như sau:
Bài 1 – Bổ thận ích khí
Nguyên liệu gồm:
- Hải sâm 200g,
- Thịt dê 150 g,
- Mâm xôi 12g,
- Ích trí nhân 12g,
- Nhục quế 6 g, gia vị vừa đủ.
Sơ chế:
- Hải sâm mang đi ngâm mềm, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ vừa.
- Thịt dê rửa sạch, thái miếng.
Chế biến:
Cho mâm xôi và ích trí nhân mang đi sắc bỏ bã lấy nước. Cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun (nhỏ lửa) cho đến khi nhừ thịt dê mềm là được. Sau đó nêm gia vị vừa đủ, dùng ăn nóng.
Công dụng: Nước phúc bồn tử giúp ôn dương, bổ thận ích khí. Áp dụng giúp điều trị các chứng liệt dương, di tinh, tiểu nhiều lần do thận hư.

Bài 2 – Trị liệt dương, xuất tinh sớm
Nguyên liệu:
- Chim sẻ: 5 con,
- Thỏ ty tử: 30-45 g,
- Phúc bồn tử: 10-15g,
- Câu kỷ tử: 20-30g,
- Gạo tẻ 100g,
- Gia vị khác như: hành, gừng và gia vị vừa đủ.
Chế biến: Tất cả nguyên liệu nấu thành cháo, nêm vào đủ gia vị vừa ăn. Dùng để chia thành vài lần ăn dần trong ngày.
Công dụng: Nước phúc bồn tử giúp bổ tinh huyết, giúp tráng nguyên dương, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp bị thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, triệu chứng lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc hoặc thường tiểu tiện nhiều lần, di niệu, và ở phụ nữ khí hư nhiều, muộn con.
Bài 3 – Bổ thận tráng dương, tốt cho gân cốt
Nguyên liệu:
- Ba kích, mâm xôi, thỏ ty tử: mỗi thứ 15g.
- Rượu gạo: 250g
Chế biến: Cho các nguyên liệu vào ngâm trong rượu gạo 7 ngày. Sau đó có thể dùng được. Uống mỗi ngày từ 20-30 ml.
Công dụng: Nước phúc bồn tử giúp làm mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương. Được dùng cho các chứng như: lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên, người bị liệt dương, di tinh, hoạt tinh.
Bài 4 – Trị suy giảm khả năng sinh dục
Nguyên liệu:
- Phúc bồn tử, nữ trinh tử, tang thầm, tây dương sâm, câu kỷ tử, đường phèn: mỗi thứ 150 g
- 1500ml rượu gạo.
Chế biến:
Cho tổng hợp các nguyên liệu trên vào ngâm trong rượu gạo, bọc kín và để ở nơi thoáng mát trong 3 tuần, sau đó là có thể dùng được. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc nhỏ (khoảng 20ml).
Công dụng: Dùng cho các trường hợp người bị suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo thường bị khô rát.

Bên cạnh tác dụng của nước phúc bồn tử trong việc chữa yếu sinh lý, vẫn còn khá nhiều bài thuốc sẽ được dùng cho các loại bệnh mà phúc bồn tử có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Nếu dùng được quả phúc bồn tử tươi càng tốt, nếu không có thể dùng nước phúc bồn tử ở dạng ép lấy nước hay dùng dưới dạng chiết xuất, khô,…pha chế sinh tố phúc bồn tử, nguyên liệu làm bánh, salad,…đều rất tốt cho cơ thể.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC: 8 Cách Chế Biến Quả Phúc Bồn Tử Thơm Ngon Bổ Dưỡng Tại Nhà