Suy nhược cơ thể là gì? Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Đây là tình trạng bệnh lý kéo dài kèm theo các biểu hiện như khó ngủ, lo âu, khó ngủ, dễ mệt mỏi,… kéo dài tình trạng bệnh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không hay. Trong nội dung này, sẽ cùng bạn tìm hiểu về dinh dưỡng cho người suy nhược, nên ăn gì để khôi phục sức khỏe?
Suy nhược cơ thể nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống hàng ngày đặc biệt quan trọng, có tác động trực tiếp đến việc cải thiện tình trạng của người suy nhược cơ thể, người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với việc áp dụng chế độ ăn uống cân bằng như sau:
- Lựa chọn chế độ ăn khoa học, ăn điều độ. Đặc biệt quan tâm đến lượng calo và chất béo thực vật như là: đậu nành, dầu mè, lạc, ngô, ô liu và mỡ cá. Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và ngũ cốc.
- Bổ sung trái cây tươi, quả có nhiều vitamin như quả phúc bồn tử tươi, mứt mâm xôi, nước cốt phúc bồn tử, việt quất,…là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, cụ thể: 01 cốc quả mâm xôi cung cấp đến ơn 50% lượng Vitamin c tối thiểu mỗi ngày, hỗ trợ khả năng miễn dịch, giúp sản xuất collagen. Đặc biệt là trong quả phúc bồn tử có chứa mangan và vitamin K chúng đóng một vai trò trong sức khỏe của xương, cung cấp một lượng nhỏ vitamin E, vitamin B, magiê, đồng, sắt và kali cần thiết.
- Lựa chọn những món ăn dễ tiêu, mau hồi phục sức khỏe như là cháo củ cải, cháo bột hạt sung, cháo lươn, chè long nhãn,…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo từ động vật và lượng đường lớn.
- Ăn theo thời gian biểu và nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm khoảng 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối Không nên bỏ bữa.
- Tuân thủ nghiêm khắc lời khuyên của bác sĩ với trường hợp là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch.
- Tránh xa rượu, thuốc lá; cắt giảm lượng cafein; hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và thường xuyên ăn socola.
- Tư vấn bác sĩ chuyên khoa để bổ sung Omega-3 đúng liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này.
- Đặc biệt, khi có sự thay đổi của vị giác bạn cần thông báo ngay với bác sĩ đang điều trị.
Vitamin bổ sung cho người suy nhược cơ thể
Việc điều trị suy nhược cơ thể tuy không khó, nhưng người bệnh cần thay đổi lối sống để có thể tiết kiệm năng lượng, chỉ cho những hoạt động cần thiết.
Theo nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người suy nhược cơ thể cần bổ sung nhóm vitamin C và vitamin B.
- Vitamin C: cần thiết để tạo thành collagen, điều chỉnh và sửa mô trong cơ thể cũng như tham gia trong một số phản ứng oxi hóa – khử. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng với bội nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch và đồng thời tăng cường sự bền vững của mạch máu.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng nhiều phương pháp và cách tốt nhất là nạp vào cơ thể bằng cách ăn uống (vitamin C trong thực phẩm có các dạng đồng phân tự nhiên giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng). Vitamin C thường có nhiều trong các loại thực phẩm rau, củ, quả.
- Đối với các vitamin nhóm B: dạng vitamin có thể hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của các tế bào, cung cấp năng lượng và chúng sẽ kết hợp với nhau giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hệ thần kinh được khỏe mạnh.
Thiếu vitamin B khiến cho cơ thể dễ gặp các biến chứng về sức khỏe, nhẹ hay bệnh nặng còn tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt như viêm họng, giảm cân, mất ngủ, huyết áp cao,…Bổ sung vitamin B đều đặn mỗi ngày là rất quan trọng.
Có 8 loại vitamin B, gồm:
- Vitamin B1(Thiamine);
- Vitamin B2 (Riboflavin)
- Vitamin B3 (Niacin
- Vitamin B5 (axit Pantothenic)
- Vitamin B6 (Pyridoxine)
- Vitamin B7 (Biotin)
- Vitamin B9 (axit Folic) và Vitamin B12 (Cyanocobalamin).
Vitamin B có nhiều trong nhiều các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như khoai tây, bánh mì, chuối, các ngừ, đậu lăng, tiêu; có trong các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, trứng và bột yến mạch, ức gà và có nhiều trong nước ép cà chua…
Suy nhược cơ thể và truyền đạm
Truyền đạm là truyền các chất có lợi vào cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, để giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dịch truyền được dùng là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, tùy người, thể trạng mà có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh.
Suy nhược cơ thể có nên truyền đạm? Khi các chỉ số trong máu, các chất đạm, đường, muối và chất điện giải…nếu có mức trung bình thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép sẽ cần bù đắp; Đồng thời, người bệnh bị mất nước do nôn/ói quá nhiều, bị tiêu chảy, mất máu hoặc bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng và nhưng bệnh nhân trước- sau khi phẫu thuật sẽ được chỉ định để truyền đạm. Còn đối với những người suy nhược nhẹ, hoặc bệnh nhẹ thì tốt nhất không nên truyền dịch.
Theo chuyên gia, y bác sĩ không được tự ý truyền dịch vì có thể gây ra những tai biến khó lường. Người khỏe mạnh nếu như tự ý truyền dịch để tăng cường sức khỏe cần đặc biệt thận trọng vì có thể xảy ra biến chứng như bị đau tại vùng tiêm truyền, sưng phù, chán ăn,…
Người bệnh cũng không nên đến cơ sở y tế, quầy bán thuốc tây hoặc mời dược sĩ về nhà tự ý truyền dịch khi chưa được khám, xét nghiệm các chỉ số liên quan sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm.
Thực phẩm cho người suy nhược cơ thể
Tùy theo nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể mà áp dụng cách khắc phục sao cho cho phù hợp với mỗi người. Đối với người bệnh, bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể sẽ bị giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chuyên khoa bác sĩ kê, người bệnh cần bổ sung nước, điện giải, và chế độ ăn uống.
Thực đơn ăn uống mỗi ngày cần đảm bảo 4 thành phần chính quan trọng, gồm có: Đạm, béo, bột đường, vitamin, đặc biệt là không nên để thiếu rau xanh như súp lơ, cải chíp và những loại rau nhiều axit folic, vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn.
Một số các loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… hoặc là chọn ăn nhiều những loại quả cho cảm giác ngon, thú vị nổi tiếng như quả mâm xôi, việt quất. Nếu gặp trường hợp không ngon miệng bạn nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
Suy nhược cơ thể nên ăn gì là quan trọng, bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý thêm đến chế độ nghỉ ngơi, học tập và làm việc hợp lý. Rất quan trọng để đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Hạn chế tối đa stress, tập thư giãn, tập thở, mỗi ngày cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Hạn chế tối đa uống cà phê, bia rượu và hút thuốc lá.
Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì và cách chăm sóc sức khỏe như thế nào? Nếu duy trì một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, sức khỏe của bạn sẽ sớm hồi phục.