Người bị thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì để không bệnh không trở nặng hơn? Có bao giờ bạn bị thiếu máu và rơi vào tình trạng cần bổ sung gấp? Thiếu máu không tốt cho sức khỏe và không nên kéo dài tình trạng này. Ngoài việc bổ sung thuốc từ bác sĩ chuyên môn, việc bồi bổ thực phẩm bổ sung, ăn gì để khỏe mạnh, bổ sung máu cho cơ thể quan trọng không kém. Cùng Đắc Nguyên tìm hiểu ngay thiếu máu nên ăn gì và thực phẩm nào nên kiêng nhé
Bệnh thiếu máu là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể người không có đủ hồng cầu. Hầu hết nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, do sự phá hủy các tế bào hồng cầu, và thường là do cơ thể không đủ khả năng tạo ra đủ tế bào hồng cầu, kéo theo tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, bệnh thiếu máu cũng có thểlà do khi hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin- là một protein giàu chất sắt làm cho máu có màu đỏ. Protein này có vai trò giúp hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.
Chỉ số thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:
- 13 g/dl (130 g/l) : ở nam giới
- 12 g/dl (120 g/l) : ở nữ giới
- 11 g/dl (110 g/l) : ở người lớn tuổi
Tình trạng thiếu máu là như nhau?
Có nhiều tình trạng và loại bệnh thiếu máu nhưng phổ biến nhất là thiếu máu do cơ thể bị thiếu Sắt. Để có thể khỏe mạnh trở lại và bổ sung máu cho cơ thể đủ người bệnh nên bổ sung thực phẩm có chứa sắt và các thành phần dưỡng chất cần thiết.
Với nhiều người thường cho rằng, thiếu sắt chỉ cần uống thuốc tây theo bác sĩ là được. Tuy nhiên, hầu như bác sĩ nào cũng đều khuyên bệnh nhân thiếu máu nên bổ sung sắt và một số chất khác bằng thực phẩm, chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý hơn. Chế độ ăn nên gồm các thực phẩm gì? Thực phẩm đó chứa thành phần nào?
Có mấy loại sắt trong thực phẩm?
Có hai loại chất sắt trong thực phẩm, bao gồm: Sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme có trong thịt của các loại gia súc, gia cầm và hải sản; Sắt Nonheme có trong thịt của các loại thực vật và loại thực phẩm tăng cường sắt. Cơ thể con người đều có thể hấp thụ được cả hai loại, với sắt heme sẽ dễ dàng được hấp thụ hơn.
Tùy vào tình trạng của mỗi người, mỗi bệnh nhân mà điều chỉnh lượng bổ sung nhưng tất cả đều cần nạp vào cơ thể là từ 150 đến 200 mg sắt/ ngày.
Thông qua thực phẩm thì bệnh nhân sẽ không thể đạt được con số này, vậy nên cần bổ sung một số loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung sắt theo bác sĩ chuyên khoa đề nghị để đảm bảo lượng sắt nạp vào cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết bị thiếu máu
Khi có thể bạn bị thiếu máu, cơ thể sẽ không nhận được đủ máu giàu oxy. Từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng thường thấy như:
- Choáng váng mỗi khi đứng dậy
- Da và niêm mạc trở nên xanh xao, nhợt nhạt
- Thấy bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt, bị nhức đầu
- Chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa
- Mệt mỏi, hồi hộp và thấy nhịp tim nhanh
- Với phụ nữ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
- Tâm trạng thường dễ gắt gỏng, suy nghĩ nhiều
- Móng tay, chân dễ gãy
- Rụng tóc.
Người bị thiếu máu nên ăn gì để bổ sung?
Chế độ ăn được dành cho người bị thiếu máu thông thường bao gồm: các loại thực phẩm giàu chất sắt cùng với một số các vitamin thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bạn nên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để có thêm chất sắt và giúp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt:
Thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung chất sắt từ thực phẩm để làm giảm khả năng thiếu máu và đồng thời để có thể nuôi dưỡng tế bào tốt hơn. Vậy bạn chọn thực phẩm giàu chất sắt nào để bổ sung?
- Hải sản: các loại hải sản có vỏ như sò, hàu, trai là một nguồn thực phẩm rất giàu sắt có chứa heme-iron, là một loại sắt dễ được hấp thu bởi cơ thể tương tự như là non-heme iron (là nguồn sắt trong thực vật) khó hấp thu hơn. Đồng thời, heme-iron cũng được biết là giúp làm tăng hàm lượng cholesterol tốt giúp cho sức khỏe tim mạch tốt hơn.
- Các loại thịt đỏ như: thịt bò và một số bộ phận nội tạng là gan, óc, cật, tim của bò, lợn đều chứa nhiều sắt, không chỉ chứa sắt mà các loại này còn chứa nhiều đồng, protein, selen, vitamin B và choline- tất cả đều là những dinh dưỡng mà cơ thể con người không thể nhận được một cách thường xuyên từ các nguồn thực phẩm tự nhiên.
Nhóm các thực phẩm giàu vitamin B
Nhóm vitamin B, gồm: B6, B9 (folate), B12… là một trong những thành phần thiết yếu trong quá trình tạo hồng cầu và biệt hóa nguyên bào hồng cầu.
Thực phẩm giàu vitamin B9 (folate), gồm:
- Các loại rau xanh có màu xanh đậm, rau cải mâm xôi,..
- Các loại hạt
- Các loại đậu
- Măng tây
- Đậu bắp
- Lòng đỏ trứng
Thực phẩm giàu vitamin B12, gồm:
- Trứng
- Phô mai, sữa, bơ sữa, sữa chua
- Thịt đỏ, thịt trắng và động vật có vỏ
- Cá hồi, cá ngừ…
Thực phẩm có nhiều vitamin B6, gồm:
- Cá loại rau củ: ớt chuông đỏ, khoai tây, bông cải xanh, đậu hà lan,
- Các loại trái cây giúp hấp thụ tốt sắt là Phúc Bồn Tử, Dâu tây,..
- Các loại hạt: hướng dương, hạt vừng, hạt điều…
- Các loại đậu chế biến, ngũ cốc nguyên cám.
Thực phẩm giàu vitamin C cần bổ sung
Ăn thực phẩm giàu vitamin C có công dụng giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, viêm, chống ung thư, hình thành collagen… đồng thời còn là một trong những loại vitamin giúp phòng ngừa tối ưu bệnh thiếu máu.
Những thực phẩm giàu vitamin C:
- Ớt chuông
- Quả mâm xôi
- Dâu tây
- Đu đủ
- Ổi
- Cải xanh
- Cải xoăn
- Thơm (dứa)
- Xoài.
Người bị thiếu máu không nên ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm bổ sung nhiều sắt, giúp bổ sung máu và phục hồi sức khỏe, bạn cũng chú ý một số các thực phẩm kiêng dùng sau đây:
Thức ăn có nhiều canxi
Canxi là chất có lợi cho cơ thể, giúp hạn chế các tình trạng loãng xương, thoái hóa. Tới 98% canxi trong xương và răng và 2% còn lại tồn tại trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, chức năng đông máu.
Nhưng với người thiếu máu, canxi có thể gây trở ngại trong việc cơ thể hấp thu sắt. Vì vậy, bạn lưu ý là không nên ăn thực phẩm cùng lúc với thực phẩm bổ sung sắt, nếu người bị thiếu máu nếu ăn quá nhiều canxi sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đông máu, nặng dễ dẫn đến tử vong.
Một số thực phẩm có chứa nhiều canxi:
- Các loại rau: rau dền, cải ngọt,…
- Hải sản: cua, tôm, mực,…
- Các loại sữa, phô mai, sữa chua.
Thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều tanin
Tanin là gì? Tanin ( hay còn gọi là tannin hay tannoit), là hợp chất polyphenol mang lại khả năng tạo liên kết bền vững với các protein. Đối với những người đang mắc bệnh thiếu máu, bị thiếu máu khi đưa thực phẩm, đồ uống có chứa tanin vào cơ thể sẽ dễ gây ra phản ứng hóa học với sắt để sẽ thành muối làm cho khó hòa tan, gây ức chế quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Tanin được tìm thấy có nhiều trong trà xanh, trà đen,nho, cà phê, rượu vang, ngô… Vì vậy, khi bị thiếu máu bạn nên hạn chế những thực phẩm có chứa tanin.
Thực phẩm giàu axit oxalic
Hợp chất hóa học Axit oxalic có công thức tổng quát H₂C₂O₄, là một axit hữu cơ tương đối mạnh, gấp khoảng 10.000 lần so với axit axetic và có thể phản ứng nhanh với canxi trong máu hoặc trong mô thành kết tủa oxalat canxi CaC2O4.
Cũng chính vì tính phản ứng và kết tủa của nó mà các loại thực phẩm: cacao, rau dền, khế, tiêu, củ cải đường,… sẽ không được khuyên dùng cho những bị bệnh thiếu máu cơ tim.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten còn được xem là kẻ thù của những người bị celiac (hay còn gọi là bệnh không dung nạp được gluten). Với những bệnh nhân bị thiếu máu, gluten làm tổn thương thành ruột, ngăn cản sự hấp thu sắt và axit folic- là hai chất cần thiết nhất trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu.
Những thực phẩm chứa gluten gồm: mì ống, lúa mì, lúa mạch, bánh mì… để tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Thiếu máu nên ăn gì? Như bạn vừa tham khảo ở trên, sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn bổ sung đầy đủ các chất sắt, nhóm vitamin B6, B9, B12,…sẽ có thể phòng ngừa được thiếu máu.